Giới thiệu trường Cây me

Lượt xem: 359. Ngày đăng: 09:16 27/03/2024

TRƯỜNG CÂY ME (QUẾ HIỆP)

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

     Quế Hiệp từ xưa thuộc vùng đất Chiêm Động do Chiêm Thành quản lý, là khu trung tâm của Vương quốc Chăm-pa, gần kinh đô Đồng Dương (Thăng Bình ngày nay). Năm 1402, Hồ Hán Thương (con vua Hồ Quý Ly) tiến quân đánh chiếm đất Chiêm Động (tức từ phía Nam cầu Bà Rén cho đến Quảng Ngãi). Sau đó bị Chiêm Thành tái chiếm. Đến năm 1471, vua Lê Thánh Tông thân chinh đem quân đánh chiếm lấy lại đất Chiêm Động và kéo dài biên giới Đại Việt đến tận đèo Cù Mông, Bình Định.

      Người dân Quế Hiệp có nguồn gốc từ các vùng thuộc các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tỉnh (trong phổ hệ các họ tộc thể hiện điều nầy). Qua biến thiên thăng trầm của lịch sử, các cuộc Nam tiến từ triều hậu Lê đến triều Nguyễn dần dà di dân vào đây sinh sống, khai cơ lập nghiệp từ thế kỷ 15. Dấu tích đình làng Ba Nghi ở Gò Đình (Nghi Hạ) là biểu tượng văn hóa buổi ban đầu của cư dân Quế Hiệp.

     Qua nhiều thập kỷ, đây là một vùng quê nghèo, hẻo lánh, dân cư thưa thớt, đi lại khó khăn, đời sống luôn vất vả, cái ăn cái mặc thiếu trước hụt sau đeo đẳng hoài. Nhưng mang bản chất truyền thống của một dân tộc hiếu học, xưa vẫn có nhiều người cố gắng theo học tại các lớp thầy Đồ, ban đầu là chữ Nho, rồi chữ Quốc ngữ…Tuy không thành khoa bảng, hiển đạt; trường lớp chưa thành hệ thống, nhưng ở mỗi làng có nhiều người đi học đã là điều đáng trân trọng cho người xưa rồi. Thời kỳ Pháp thuộc, một số ít người trong xã muốn học các lớp cao hơn phải đến trường Phước Đức xã Quê Châu, hoặc xuống Hội An để theo học; ai muốn đỗ đạt, có bằng cấp phải ra đến Huế.

     Đến năm 1937, trên mảnh đất Gò Đình thuộc Nghi Hạ, nơi trước đây cũng như hiện nay là cụm các công trình văn hóa liên hoàn của xã Quế Hiệp (có cơ quan, trường học, trạm xá, đình, chùa) được xây dựng một phòng học tương đối kiên cố. Ngôi trường dựng theo hướng Tây - Nam, sườn gỗ, tường gạch trét vữa vôi, mái lợp ngói cong (nay còn lại các tảng đá Hàm Rồng làm chân cột khá lớn - dưới móng nền nhà làm việc hiện nay). Nguồn kinh phí xây dựng trường được huy động đóng góp từ những người hảo tâm và một bộ phận dân cư. Trường mở dạy các lớp 1, 2, 3. Thầy giáo đầu tiên đến dạy học là thầy Huỳnh Tấn Hoàng, người làng Bàn Thạch, huyện Duy Xuyên.  

     Trường Cây Me có từ đó. Và vì sao gọi là trường Cây Me? Có lẽ ban đầu trên mảnh đất nầy, nơi xây dựng ngôi trường đã có sẵn một cây me mọc tự nhiên lớn lắm. Bây giờ, cây me vẫn còn đó và sừng sững xanh tốt, dẫu qua những năm tháng chiến tranh khốc liệt, bom đạn cày xới từng tấc đất. Nhiều học trò đi học lúc đó, nay đã trên 80 tuổi vẫn nhớ lại khi đi học cây me đã chừng ấy rồi! Vì thế mới gọi trường Cây Me chăng!

Văn bản - Thông báo

  • Số/ Ký hiệu: 48/TB-THCSQH

    Lượt xem: 677. Ngày ban hành: 20/05/2024


    Trích yếu: Thông báo danh mục SGK đã phê duyệt được thực hiện đối với lớp 9 từ năm học 2024 - 2025 tại trường THCS Quế Hiệp.

    Tải văn bản: 48tb-thcsqh.pdf [390.33 bytes]
  • Số/ Ký hiệu: 86/PGDĐT-NGLL

    Lượt xem: 171. Ngày ban hành: 25/03/2024


    Trích yếu: V/v triển khai thực hiện kế hoạch tổ chức truyền thông, ngày hội truyền thông chăm sóc mắt cho giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh TH và THCS trên địa bàn huyện.

    Tải văn bản: 86pgddt-ngll.pdf [896.3 bytes]
  • Số/ Ký hiệu: 43/QĐ-PGDĐT

    Lượt xem: 169. Ngày ban hành: 20/03/2024


    Trích yếu: Quyết định V/v thành lập tổ kiểm tra công tác lựa chọn SGK lớp 5, lớp 9 theo Chương trình GDPT 2018

    Tải văn bản: 43qd-pgddt.pdf [925.57 bytes]

 

THCS Quế Hiệp

Đồng diễn liên đội

Thống kê truy cập

Đang trực tuyến 4
Hôm nay 9
Tháng này 524
Tổng truy cập 402576